Ngày 11.12,ềuchủtàutrắngtaysauvụcháyhàngloạttàucáởPhanThiếunit 10 lớp 11 chúng tôi quay trở lại xưởng sửa chữa, đóng tàu ở P.Phú Hài (TP.Phan Thiết) để gặp gỡ những chủ tàu có tàu cá bị cháy hôm 7.12.
Tường thuật lại sự việc, nhiều chủ tàu chưa hết hoàn hồn, không biết điều gì đã xảy ra vì tất cả diễn ra rất nhanh. "Cháy con tàu là tài sản rất lớn, xót xa lắm, không biết bây giờ phải làm sao", anh Nguyễn Hữu, một chủ có 2 tàu cá bị cháy thở dài.
Theo anh Nguyễn Hữu, anh có 2 con tàu bị cháy đều là tàu thu mua và nghề hậu cần trên biển (tàu BTh- 99981TS và BTh- 97181TS).
"Cả 2 tàu của tôi đều thu mua cá của ngư dân và cung cấp các dịch vụ hậu cần trên biển cho bà con đảo Phú Quý. Tính bình quân mỗi năm tôi thu mua khoảng 2.000 tấn hải sản, chủ yếu là các loại cá. Bây giờ cả 2 tàu đều bị cháy rồi, tiền đâu mà đóng mới, tài sản đổ hết vào đó rồi", anh Hữu lo lắng.
Tương tự, anh Nguyễn Khiêm, chủ tàu cá BTh-99141TS chuyên thu mua mực đóng hàng xuất khẩu. "Mỗi năm tôi thu mua khoảng 80 tấn mực và hàng trăm tấn cá. Nay tàu bị cháy thì 15 lao động thường ngày ra khơi bám biển giờ phải ngồi bờ. Anh em bạn chài ở nhà trông ra biển, không biết làm gì, buồn lắm", anh Khiêm rầu rĩ.
Trong 11 con tàu bị cháy, có 4 tàu chuyên đánh bắt ở vùng biển Trường Sa
Anh Văn Thành Chính, thuyền trưởng tàu BTh-96789TS chuyên đi hành nghề ngoài Trường Sa và nhà giàn DK1, cho biết anh là thuyền trưởng nhưng có cổ phần đóng góp vào việc đóng tàu. "Vừa là cổ đông góp vốn đóng tàu với chủ, vừa là thuyền trưởng chỉ huy trên biển. Giờ tàu cháy rồi, tiền mất tật mang", anh Chính nói.
Theo thuyền trưởng này, 10 tàu cá bị cháy đều của ngư dân Phú Quý mỗi năm đánh bắt hàng trăm tấn hải sản về bờ. Nay tàu cháy thì khoảng 150 lao động biển sống nhờ theo tàu ra khơi đều không có việc làm. Cũng theo anh Chính, điều buồn nhất là chỉ 2 ngày nữa thì tàu sẽ hạ thủy để về đảo vì đã sửa chữa xong. Tuy nhiên chưa kịp hạ thủy thì tàu bị cháy.
Không hợp đồng sửa chữa, vay vốn ở đâu ?
Khi tiếp xúc với các chủ tàu bị cháy, điều mà họ lo ngại là thiếu vốn, không vay được vốn từ ngân hàng để đóng mới hoặc tiếp tục sửa chữa tàu cháy.
Chủ tàu Trần Thanh Hưng (tàu BTh- 95689TS) cho biết, việc sửa chữa tàu rất quan trọng vì tàu đánh bắt xa bờ hằng năm phải đưa vào xưởng sửa chữa. Trong khi tàu to, ngoài đảo không có xưởng sửa chữa tàu lớn nên phải đưa vào xưởng tàu Phú Hài ở TP.Phan Thiết.
Mỗi con tàu sửa chữa như vậy tốn từ 500 - 600 triệu đồng. Các chủ tàu đều đã thanh toán cơ bản tiền sửa chữa, nhưng không ai ký hợp đồng với cơ sở sửa chữa tàu.
Anh Hưng cho biết thêm, tàu của anh đóng mới năm 2017 với nguồn vốn hơn 4,1 tỉ đồng bằng vốn vay ngân hàng và anh em đóng góp.
"Giờ thì trắng tay, không biết vay vốn ngân hàng có được không", anh Hưng lo lắng.
Tương tự, anh Đặng Văn Ben có tàu (BTh-95239TS) bị cháy cho biết, tàu của anh được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ.
"Hiện tiền nợ chưa trả hết thì tàu bị cháy rụi rồi. Tôi không biết làm sao để vay vốn đóng mới hoặc sửa chữa tàu bây giờ", anh Ben buồn bã.
Theo ông Võ Quang Vinh, Giám đốc Công ty Bảo Việt Bình Thuận, trong số 10 tàu cá (11 tàu bị cháy có 1 tàu không chủ, bỏ nhiều năm) có 6 tàu cá mua bảo hiểm của Bảo Việt.
"Hiện chúng tôi đã gặp gỡ khách hàng và hướng dẫn họ làm thủ tục hưởng chính sách bảo hiểm. Phía công ty chúng tôi chỉ đạo giải quyết tiền bảo hiểm sớm nhất cho khách hàng theo cam kết trong hợp đồng", ông Vinh nói.
Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, cho biết ngay sau vụ cháy xảy ra, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn khẩn đề nghị các ngành, trong đó có bảo hiểm nhanh chóng giải quyết khó khăn cho các chủ tàu.
Trong khi đó, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đảo Phú Quý Lê Hồng Lợi cho biết, huyện đảo đã làm việc với Hội Nông dân tỉnh kiến nghị một số vấn đề giúp các chủ tàu bị cháy. Cụ thể, huyện đề xuất cho các chủ tàu vay vốn theo chính sách của Nghị định 67 để có vốn đóng tàu, ra khơi bám biển. Mặt khác, đề nghị bảo hiểm khẩn trương chi trả bảo hiểm cho các chủ tàu để họ có tiền lo cho các lao động biển sau khi tàu bị cháy.
Như Thanh Niênđã đưa tin, vụ cháy xảy ra khoảng 14 giờ 30 ngày 7.12. Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, do tàu đóng bằng gỗ, bên dưới có dầu nhớt và trời gió mạnh nên lửa bốc cháy và lan nhanh qua tàu bên cạnh.
Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận chỉ huy lực lượng chữa cháy tại hiện trường cho biết, vụ cháy 11 tàu cá không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại tài sản của người dân là rất lớn.
Theo báo cáo của Công an TP.Phan Thiết, nguyên nhân cháy được xuất phát từ việc hàn ống khói từ tàu BTh-99897TS. Xưởng đóng tàu này do ông D.T.N ở P.Xuân An, TP.Phan Thiết làm chủ. Hiện Công an Bình Thuận phối hợp Phân viện Khoa học hình sự phía nam (Bộ Công an) đang tiến hành phân tích các mẫu để đưa ra kết luận nguyên nhân vụ cháy.